Mua dây gắm tại Thảo Dược Thanh Bình
điều trị đau nhức xương khớp hiệu quả nhất
MÔ TẢ, GIỚI THIỆU VỀ DÂY GẮM - DÂY GẮM CHỮA TRỊ ĐAU NHỨT XƯƠNG KHỚP,...
- Dây gắm hay còn gọi là dây sót, dây mấu gắm núi, dây sót, dây mấu, dây gấm lót, vương tôn, người Thái gọi là bản thăn muối. Là dây leo mọc cao, dài đến 10-12m.
- Tên khoa học: Gnetum montanum.
- Cây gắm là một loại dây mọc leo trên các cây to tới 10-12m, thân rất nhiều mấu. Lá mọc đối hình trứng, thuôn, dài tới 30cm, rộng 12cm. Hoa khác gốc. Nón đực mọc thành chùm dài 8cm ở các mấu cành, phân nhánh 2 lần. Nón cái gồm nhiều “hoa”: Mọc vòng từ 20 hoa một. Quả có cuống ngắn, dài 12-26mm, rộng 11-13mm, bóng, trên phủ một lớp như sáp.
- Dây gắm mọc hoang tại các vùng rừng núi khắp nước ta, lạnh như rừng Sapa hay nóng như rừng Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây đều có gặp. Thường người ta dùng quả để ăn, dây để làm chạc hay thừng buộc thuyền bè và làm thuốc.
- Dây gắm có vị đắng, tính bình, có tác dụng khu phong, trừ thấp, thư cân hoạt huyết, giải độc, tiêu viêm, sát trùng.
=> Tham khảo thêm cây thuốc nam khác tại web: http://duoclieuthanhbinh.com
Mua dây gắm tại Thảo Dược Thanh Bình điều trị đau nhức xương khớp hiệu quả nhất
CÔNG DỤNG CỦA DÂY GẮM - CÁCH SỬ DỤNG DÂY GẮM HIỆU QUẢ NHẤT ???
- Chữa lở sơn: Lấy rễ gắm 20g, cho 300ml nước sắc nhỏ lửa còn 150ml, ngày uống 2 lần.
- Hỗ trợ chữa phong thấp: Rễ gắm, rễ cà gai leo, vỏ chân chim, rễ cỏ xước, dây đau xương, rễ tầm xuân, mỗi vị 20g, cho 500ml, sắc còn 200, ngày 2 lần. Dùng liền 15 ngày.
- Chữa đau nhức gân xương: Rễ gắm, rễ rung rúc, vỏ cây hoa giẻ, ngũ gia bì mỗi thứ 80g, rễ bướm bạc, rễ tầm xuân, rễ bưởi bung, rễ cỏ xước, rễ ô dược, tầm cửi dâu, rễ bạch đồng nữ, rễ xích đồng nam mỗi thứ 40g, rễ chỉ thiên, cỏ roi ngựa, mỗi thứ 20g thái nhỏ phơi khô, ngâm với 2 lít rượu trắng, đậy kín, sau 15 ngày, mỗi ngày uống một chén nhỏ, uống trước khi đi ngủ.
- Trị rắn cắn: Nếu bị rắn cắn hãy ngồi yên để chất độc đỡ di chuyển, sau đó hái một nắm lá gắm, giã hoặc nhai nhỏ đắp vào vùng vết thương do rắn cắn trước khi đến các y tế để chữa trị.
- Trị gút: Dây gắm sau khi hái về đem cô đặc thành nấu thành cao sẽ có thể sử dụng được lâu. Cao gắm thường có mùi thơm dịu của thảo dược, là vị thuốc quý cho các bệnh về xương khớp, gout.
Một số công dụng khác của cây gắm:
- Rễ gắm còn được dùng điều trị kinh nguyệt không đều.
- Lá gắm giã đắp điều trị rắn cắn.
- Rễ và thân dây gắm thường dùng làm thuốc giảm đau, điều trị phong tê thấp.
- Dùng trong trường hợp: Sản hậu mòn, giải các chất độc.